NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN TĂNG CƯỜNG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG TẤM SỢI FRP CARBON FIBER REINFORCED POLYMER
1. Giới thiệu
Hiện nay các công trình xây dựng ngày càng phát triển mạnh nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng, một số công trình đã xuống cấp cần phải có các biện pháp sửa chữa, cải tạo và nâng cấp.
2. Nguyên nhân dẫn đến những hỏng hóc:
a.Những sai sót trong giai đoạn thiết kế
- Các quy định về tải trọng, dự báo mức tăng trưởng của tải trọng chưa chính xác.
- Sai sót trong bản vẽ thiết kế: Các lỗi trong bản vẽ do khâu kiểm soát chất lượng.
b.Những sai sót trong giai đoạn thi công
- Thi công không đạt chất lượng theo thiết kế:
- Lớp bêtông bảo vệ không đủ đảm bảo yêu cầu chống ăn mòn gây ra hiện tượng rỉ cốt thép.
- Độ đầm chặt kém, bêtông bị rỗng nhiều.
- Bảo dưỡng không đúng qui trình yêu cầu, làm bêtông không đủ cường độ theo thiết kế, vết nứt bê tông xuất hiện.
c. Sự cố trong giai đoạn sử dụng
- Các công trình thường xuyên làm việc trong điều kiện quá tải do công tác quản lý và khai thác
- Việc thay đổi công năng sử dụng các công trình.
- Những yếu tố về ảnh hưởng môi trường dẫn đến hiện tượng các công trình bị ăn mòn gây ra những hư hỏng.
- Thiếu việc bảo trì theo đúng quy định.
3. Những phương pháp gia cường kết cấu
Hiện nay có nhiều phương pháp gia cường kết cấu bê tông cốt thép được ứng dụng trong thực tế ở nước ta như:
- Phương pháp bao bọc những chỗ hư hỏng bằng lớp bêtông hoặc BTCT.
- Phương pháp trám vữa mac cao.
- Phương pháp dùng bản thép gia cường.
- Phương pháp sử dụng loại vật liệu sợi carbon cường độ cao FRP (Fiber-Reinforced Polymer).
4. Sử dụng vật liệu FRP trong những trường hợp sau:
- Tăng khả năng chịu cắt và chịu uốn của dầm bê tông cốt thép để sửa chữa, gia cố và tăng cường khả năng chịu tải động.
- Tăng cường khả năng chịu uốn của sàn bê tông cốt thép tại vùng có mô men dương và mô men âm.
- Tăng khả năng chịu uốn và bó cột bê tông cốt thép để tăng cường khả năng chịu lực và chịu tải động.