Dịch Vụ

Công ty Tân Phú Khánh được thành lập nhằm ứng dụng các phương pháp sửa chữa bảo trì công trình tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam, trợ giúp cho các chủ đầu tư, nhà thầu trong và ngoài nước xử lý những trở ngại, sự cố, khuyết...

Sản Phẩm

Chúng tôi chuyên cung cấp những sản phẩm, chống thấm, keo epoxy xử lý nứt bê tông, chống thấm ngược, sợi carbon và máy thiết bị thi công...

CHỐNG THẤM TƯỜNG NGOÀI TỐT NHẤT

 

1. Giới thiệu về chống thấm tường ngoài

1.1 Khái niệm chống thấm tường ngoài là gì?

     Chống thấm tường ngoài là quá trình bảo vệ các bề mặt bên ngoài của tường nhà khỏi tác động của nước mưa, độ ẩm và các yếu tố môi trường khác. Việc chống thấm tường giúp ngăn nước thẩm thấu qua tường xây gạch, tránh hiện tượng thấm dột, rêu mốc, và bảo vệ kết cấu công trình khỏi hư hỏng lâu dài.

1.2 Tại sao tường ngoài dễ bị thấm nước?

     Tường ngoài là phần tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố thời tiết như mưa, nắng, gió và độ ẩm. Do đó, nếu không được bảo vệ hoặc không thi công đúng kỹ thuật, nước có thể dễ dàng xâm nhập qua các kẽ nứt nhỏ hoặc qua những vùng vật liệu không đồng đều. Những tác nhân như mưa lớn dài ngày, khí hậu ẩm ướt và việc xây dựng kém chất lượng đều là nguyên nhân khiến tường ngoài trở thành vị trí dễ bị thấm nhất.

 chống thấm tường

1.3 Hậu quả khi không chống thấm tường ngoài

     Khi tường ngoài không được chống thấm, nước sẽ xâm nhập và gây ra nhiều hậu quả như:

  • Hư hỏng kết cấu: Nước thấm sâu vào bên trong tường, gây ra sự nứt vỡ, giảm độ bền của vật liệu xây dựng.
  • Bong tróc và nấm mốc: Nước và độ ẩm sẽ gây ra hiện tượng bong tróc lớp sơn, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến sức khỏe.
  • Giảm tuổi thọ công trình: Lâu dài, việc thấm nước sẽ làm suy giảm chất lượng và tuổi thọ của cả ngôi nhà hoặc công trình.
  • Chi phí sửa chữa cao: Không chống thấm kịp thời sẽ dẫn đến việc phải sửa chữa hoặc thậm chí thay thế những phần bị hư hỏng, gây tốn kém chi phí.

     Việc thực hiện chống thấm tường ngoài ngay từ khi xây dựng là cần thiết để bảo vệ công trình một cách toàn diện, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng.

sơn chống thấm tường ngoài

2. Nguyên nhân gây thấm tường ngoài

2.1 Do mưa lớn và khí hậu ẩm

     Mưa lớn và khí hậu ẩm ướt là nguyên nhân phổ biến nhất khiến tường ngoài bị thấm. Ở những khu vực có lượng mưa lớn và kéo dài, nước mưa có thể thấm qua các vết nứt nhỏ hoặc các khu vực không được xử lý chống thấm kỹ càng. Đặc biệt, nếu tường nhà không được bảo vệ bằng sơn chống thấm hoặc màng chống thấm, nước sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong.

     Độ ẩm cao làm cho nước có thể đọng lại trên bề mặt tường, tạo điều kiện cho sự thẩm thấu vào trong. Ở những vùng khí hậu nhiệt đới, tường ngoài thường chịu tác động liên tục từ độ ẩm và mưa, dẫn đến hiện tượng tường xây bị ngấm nước.

2.2 Vật liệu xây dựng kém chất lượng

     Chất lượng vật liệu xây dựng là yếu tố quyết định đến khả năng chống thấm của tường. Nếu các loại gạch, xi măng, hoặc vữa được sử dụng không đạt tiêu chuẩn, không chỉ làm giảm khả năng kết dính vữa xi măng mà còn tạo ra các lỗ rỗng. Những lỗ rỗng này làm cho nước thấm qua, dần dần gây hư hỏng cho cả tường.

     Ngoài ra, nếu không sử dụng phụ gia chống thấm trong quá trình trộn vữa xây dựng hoặc không xây tốt các mối nối giữa gạch một cách kỹ lưỡng, nước mưa sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong và làm giảm tuổi thọ của tường.

2.3 Khe nứt và kẽ hở giữa các khối tường

     Thêm một nguyên nhân gây thấm tường ngoài phổ biến khác là các khe nứt và kẽ hở xuất hiện giữa các khối tường, nhất là tại các điểm tiếp xúc giữa tường và khung cửa, hoặc giữa các cột bê tông và tường gạch. Các vết nứt này có thể hình thành do quá trình co ngót của hai loại vật liệu hoặc do các yếu tố ngoại cảnh như thay đổi nhiệt độ, độ ẩm.

     Khi những khe nứt này không được khắc phục kịp thời, nước mưa sẽ dễ dàng len lỏi qua và thấm vào trong tường, dẫn đến các hiện tượng như bong tróc sơn, mốc meo, và nghiêm trọng hơn là phá hủy lớp vật liệu bên trong tường.

2.4 Thi công xây dựng không đúng kỹ thuật

     Thi công không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tường ngoài dễ bị thấm nước. Nếu trong quá trình xây dựng, đội ngũ thi công không tuân thủ đúng quy trình chống thấm hoặc bỏ qua bước xử lý chống thấm ban đầu.

thấm giữa tường và sàn

Một số lỗi thường gặp trong thi công bao gồm:

  • Không chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn hoặc sử dụng màng chống thấm.
  • Không xử lý các mối nối, khe hở hoặc các vị trí yếu dễ bị thấm.
  • Sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp hoặc chất lượng kém.

     Việc không chú ý đến kỹ thuật chống thấm trong giai đoạn thi công sẽ gây ra những hậu quả lâu dài, không chỉ làm giảm chất lượng công trình mà còn gây tốn kém chi phí sửa chữa về sau.

3. Cách nhận biết tường ngoài bị thấm

3.1 Dấu hiệu tường ngoài bị thấm

     Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của tường ngoài bị thấm giúp bạn kịp thời xử lý, tránh những hư hỏng nghiêm trọng về sau. Một số dấu hiệu phổ biến khi tường ngoài bị thấm gồm:

  • Bong tróc sơn: Khi nước thấm vào bên trong tường, lớp sơn bên ngoài sẽ mất độ kết dính và dễ bong tróc.

  • Xuất hiện nấm mốc: Độ ẩm cao do nước thấm qua tường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Các vết nấm mốc ố vàng

  • Vệt nước loang lổ: Nước thấm qua tường thường để lại những vệt nước loang lổ trên bề mặt, đặc biệt rõ nét sau những cơn mưa lớn.

  • Tường bị ẩm: Bạn có thể cảm nhận được độ ẩm của tường bằng cách chạm vào bề mặt. Khi tường ngoài bị thấm, bề mặt sẽ trở nên ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa hoặc khi độ ẩm trong không khí cao.

3.2 Những vị trí dễ bị thấm

  • Chân tường: Đây là vị trí dễ thấm nhất, do nước mưa thường chảy xuống và đọng lại tại đây. 

  • Các góc tường: Các góc tiếp xúc giữa hai bức tường hoặc giữa tường và mái thường dễ bị thấm nước hơn vì đây là điểm giao của nhiều bề mặt khác nhau.

  • Khu vực cửa sổ và cửa ra vào: Những khe hở giữa tường và khung cửa là điểm yếu dễ bị thấm nước. Nước mưa thường dễ dàng thâm nhập qua các khe nứt nhỏ hoặc vùng hở giữa tường và cửa.

  • Nứt tường: Tường ngoài có thể bị nứt do nhiều nguyên nhân như tác động thời tiết, sự co ngót của vật liệu hoặc do thi công không đúng kỹ thuật.

chống thấm vết nứt tường

4. Các phương pháp chống thấm tường ngoài hiệu quả

4.1 Sử dụng sơn chống thấm

     Sơn chống thấm là giải pháp phổ biến và hiệu quả nhất để bảo vệ tường ngoài khỏi tác động của nước và độ ẩm. Sơn chống thấm được thiết kế với tính năng tạo lớp màng ngăn chặn sự thẩm thấu của nước vào trong tường, đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt tường.

  • Ưu điểm: Sơn chống thấm dễ thi công, có khả năng chống lại tác động của mưa, nắng và độ ẩm, giúp bề mặt tường luôn khô ráo và sạch sẽ.

  • Nhược điểm: Sơn chống thấm cần được bảo trì và sơn lại sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt.

4.2 Màng chống thấm dạng lỏng và dạng cuộn

     Màng chống thấm là một giải pháp ngày càng được sử dụng có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn nước thấm vào tường. Hiện nay, có hai loại màng chống thấm chính là màng chống thấm dạng lỏng và màng chống thấm dạng cuộn:

  • Màng chống thấm dạng lỏng: Đây là loại màng chống thấm được quét hoặc phun trược tiếp lên bề mặt tường không cần bả matix. Sau khi khô, nó tạo thành lớp màng dai, đàn hồi và có khả năng ngăn nước thấm vào trong.

    • Ưu điểm: Màng dạng lỏng dễ thi công, có thể áp dụng cho những bề mặt có hình dáng phức tạp, khe nứt hoặc góc khuất. Sau khi khô, màng có tính đàn hồi cao và khả năng chống thấm tuyệt vời. Loại sơn chống thấm ngoài kháng tia UV và có nhiều màu.

    • Nhược điểm: Cần phải có đội ngũ chuyên nghiệp để thi công màng dạng lỏng, đảm bảo lớp màng được phân bổ đều và không có lỗ hổng.

  • Màng chống thấm dạng cuộn: Màng cuộn là loại màng được sản xuất sẵn dưới dạng tấm, thường làm từ bitum hoặc các vật liệu tổng hợp khác. Loại màng này được dán lên bề mặt tường để ngăn nước thấm vào.

    • Ưu điểm: Màng cuộn có độ bền cao, khả năng chống thấm tốt, tuổi thọ lâu dài. 

    • Nhược điểm: Quá trình thi công màng cuộn phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao, không có tính thẩm mỹ.

4.3 Sử dụng phụ gia chống thấm khi xây dựng

     Phụ gia chống thấm là loại vật liệu được thêm vào vữa xi măng hoặc bê tông trong quá trình xây dựng để cải thiện khả năng chống thấm cho công trình. Phụ gia có tác dụng tăng cường khả năng kết dính và tạo ra các liên kết chặt chẽ trong cấu trúc tường, ngăn nước thẩm thấu qua các lỗ rỗng của vật liệu thi công.

  • Ưu điểm: Phụ gia chống thấm được tích hợp vào ngay từ quá trình thi công nên tạo ra khả năng chống thấm đồng đều và bền vững cho toàn bộ bề mặt tường sau khi tô. Ngoài ra, việc sử dụng phụ gia cũng không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.

  • Nhược điểm: Phụ gia chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng từ đầu trong quá trình thi công. Đối với các công trình cũ, đã hoàn thiện, phụ gia không thể thêm vào để cải thiện khả năng chống thấm.

4.4 Sử dụng vật liệu mềm sika chống thấm hoặc vữa chống thấm

     Keo silicon và vữa chống thấm là giải pháp thường được sử dụng để xử lý trám các khe nứt, kẽ hở nhỏ trên tường hoặc các điểm tiếp xúc giữa tường và cửa sổ.

  • Keo sika chống thấm: Sử dụng keo chống thấm sika flex keo này khả năng chống nước cao, được sử dụng để trám các khe nứt nhỏ hoặc vùng tiếp giáp giữa tường và khung cửa. Sau khi khô, keo tạo ra một lớp bảo vệ dẻo dai, ngăn nước xâm nhập.

    • Ưu điểm: Keo silicon dễ sử dụng, có độ bám dính cao và chịu được sự co giãn của vật liệu tường dưới tác động của nhiệt độ và thời tiết.

    • Nhược điểm: Keo silicon thường chỉ áp dụng cho những vị trí nhỏ hoặc kẽ nứt hẹp, không thể thay thế cho các phương pháp chống thấm toàn diện.

  • Vữa chống thấm: Vữa chống thấm là loại vữa đặc biệt như TCK-1401, có khả năng chống nước vượt trội. Nó được sử dụng để trám các vết nứt lớn, khe hở hoặc làm lớp phủ trên bề mặt tường.

phun chống thấm tường xây

5. Quy trình thi công chống thấm tường ngoài đúng kỹ thuật

5.1 Chuẩn bị bề mặt tường

     Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, cần chuẩn bị bề mặt tường ngoài trời trước khi thi công là vô cùng quan trọng. Bề mặt tường cần được làm sạch, khô, không còn bụi bẩn, dầu mỡ hay các tạp chất có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của vật liệu chống thấm ngoài trời.

  • Loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc: Dùng bàn chải cứng hoặc máy phun áp lực để làm sạch hoàn toàn bề mặt tường.

  • Loại bỏ lớp sơn cũ, bong tróc: Nếu tường có lớp sơn cũ đã bong tróc, cần cạo bỏ hoàn toàn để tránh lớp chống thấm mới bị bong tróc. Sau đó, dùng chổi quét để loại bỏ mọi mảng vụn, đảm bảo bề mặt nhẵn và sạch.

  • Sửa chữa vết nứt nhỏ, lỗ hổng: Sử dụng keo silicon để trám kín các vết nứt hoặc khe hở nhỏ, các khe hở giữa tường và khung cửa. Những vị trí có sự tiếp xúc giữa tường và hệ thống ống thoát nước hoặc các lỗ thông hơi cần được xử lý kỹ.

  • Sửa chữa vết nứt lớn: Đối với các vết nứt lớn cần cắt rộng vết nứt hình chữ V và trám lại bằng keo sika hoặc vữa epoxy chống thấm chuyên dụng. Đảm bảo các vết nứt được xử lý triệt để trước khi thi công chống thấm tường ngoài.

5.2 Sơn lót chống thấm

     Sơn lót đóng vai trò là lớp bảo vệ đầu tiên cho tường ngoài. Nó giúp cải thiện độ bám dính của lớp sơn chống thấm hoàn thiện, đồng thời tăng cường khả năng thẩm thấu sâu bên trong.

  • Pha sơn lót đúng cách: Sơn lót được pha loãng với nước theo tỉ lệ mà nhà sản xuất. Điều này giúp sơn thẩm thấu sâu vào tường, tạo lớp kết dính chắc chắn giữa bề mặt tường và lớp sơn hoàn thiện.

  • Thi công lớp sơn lót: Dùng con lăn hoặc chổi quét để phủ đều lớp sơn lót lên toàn bộ bề mặt tường. 

5.3 Thi công lớp chống thấm chính

     Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, tiếp theo thi công lớp chống thấm chính, thường là sơn chống thấm hoặc màng chống thấm dạng lỏng.

  • Sơn chống thấm:

    • Trước khi thi công, sơn chống thấm cần được khuấy đều để sơn có độ đồng nhất.
    • Dùng con lăn hoặc máy phun để thi công lớp sơn chống thấm đều khắp bề mặt tường. Để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu, nên thi công ít nhất 2 lớp sơn. Giữa mỗi lớp cần đợi cho lớp trước khô hoàn toàn (khoảng 2-4 giờ tùy vào thời tiết và loại sơn).
  • Màng keo chống thấm dạng lỏng:

    • Màng chống thấm dạng lỏng được thi công bằng cách quét hoặc phun lên tường, tương tự như sơn. Sau khi khô, màng sẽ tạo thành một lớp bảo vệ liên tục, không có khe hở, giúp ngăn chặn nước thấm vào bên trong.
    • Đảm bảo lớp màng được phủ đều và không có lỗ hổng, đặc biệt ở các góc tường hoặc các khu vực dễ bị thấm như chân tường và các khe nối.

 

vật liệu chống thầm tường ngoài trời

6. Lưu ý khi thi công chống thấm tường ngoài

6.1 Chọn đúng loại vật liệu chống thấm

     Lựa chọn vật liệu chống thấm tường phù hợp là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hiệu quả chống thấm lâu dài. Mỗi loại vật liệu chống thấm tường ngoài có đặc tính riêng, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của công trình.

  • Sơn chống thấm: Phù hợp với những tường ngoài cần chống thấm cơ bản, dễ thi công và chi phí thấp. Tuy nhiên, cần chọn loại sơn chất lượng, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

  • Màng chống thấm: Là cách chống thấm tốt nhất hiện nay. Phù hợp với các công trình yêu cầu khả năng chống thấm cao và độ bền lâu dài, thi công đòi hỏi kỹ thuật.

  • Keo sika chống thấm và vữa chống thấm: Thích hợp để xử lý các vị trí nhỏ, khe hở, các vết nứt hoặc những khu vực đặc thù như góc tường, chân tường, cửa sổ. Cần lưu ý sử dụng sản phẩm có độ đàn hồi và bền bỉ theo thời gian.

6.2 Lựa chọn thời điểm thi công tường chống thấm

     Thời điểm thi công chống thấm tường ngoài cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình này. Nên chọn thời điểm khô ráo, không có mưa để đảm bảo vật liệu chống thấm có đủ thời gian khô và bám dính tốt vào bề mặt tường.

  • Mùa khô: Thi công chống thấm ngoài trời tốt nhất là vào mùa khô đó là thời điểm lý tưởng, vì độ ẩm không khí thấp và nhiệt độ ổn định sẽ giúp vật liệu chống thấm khô nhanh và đạt hiệu quả tối đa.

  • Tránh thi công khi mưa hoặc ẩm ướt: Nếu thi công ngoài trời trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nước có thể thấm vào lớp chống thấm trước khi nó kịp khô, dẫn đến hỏng lớp bảo vệ và giảm hiệu quả chống thấm.

 

chống thấm tường ngoài giá rẻ

7. Giá và dịch vụ chống thấm tường ngoài nhà.

     Giá cả chống thấm tường ngoài trời có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của công trình, vật liệu được sử dụng và phạm vi công việc.

     Để đạt được kết quả chống thấm tốt nhất và đảm bảo cho công trình, nên tìm đến các đơn vị chống thấm tường ngoài chuyên nghiệp.

     Các nhà thầu chống thấm tường sẽ đưa ra đánh giá chi tiết về tình trạng và yêu cầu của công trình, đồng thời cung cấp giải pháp chống thấm phù hợp nhất.

Kết luận:

     Chống thấm tường gạch ngoài trời là một công việc quan trọng để đảm bảo sự bền vững và bảo vệ ngôi nhà chống thấm nước, ẩm móc.

     Bằng cách sử dụng các phương pháp chống thấm hiệu quả, lựa chọn vật liệu chống thấm chính xác và tìm đến các dịch vụ thi công chống thấm tường nhà chuyên nghiệp, bạn có thể đạt được một ngôi nhà khô ráo, an toàn và bền vững.

     Đừng quên cân nhắc sử dụng sơn chống thấm tường khi xây nhà để bảo vệ bề mặt tường tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và được tư vấn dịch vụ thi công chống thấm

chống thấm tường ngoài

     Để biết thêm thông tin về dịch vụ chống thấm tường ngoài của chúng tôi, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 0902 494 151 Duật hoặc địa chỉ email Tanphukhanhco@gmail.com được cung cấp trên trang web của chúng tôi.

     Chúng tôi sẽ sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của quý khách hàng và cung cấp tư vấn miễn phí về các giải pháp chống thấm tường nhà phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

     Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi các vấn đề liên quan đến thấm nước.

 

Dự Án Nổi Bật
Tin Tức
Đối Tác
lên đầu trang

chống thấm tường ngoài tốt nhất

Xử lý nứt bê tông và chống thấm ngược

chống thấm ngược và gia cố sợi cacbon

xử lý rỉ thép cầu cảng, chống thấm thủy điện

bơm vữa sika, sơn nền epoxy
Liên hệ ngay 24/7
Anh Duật Hotline:    0902 494 151