CÁCH SỬA CHỮA VẾT NỨT GIỮA SÀN VÀ DẦM BÊ TÔNG
1. Hiện trạng
Hiện tượng nứt bê tông tại các công trình xây dựng như thủy điện, nhà xưởng, nhà phố ... diễn ra khá phổ biến gây ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Các vết nứt là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rò rỉ và thấm nước. Nếu không được xử lý sớm về lâu dài các vết nứt bê tông này càng phát triển xuất hiện hiện tượng ăn mòn cốt thép làm giảm tuổi thọ công trình.
Hiện tượng nứt tại công trình, vết nứt bê tông xuất hiện giữa sàn và dầm dài theo hết dầm, tất cả các dầm của 2 sàn đều xuất hiện vết nứt. Các khe có động rộng từ 0,3mm đến 0,7mm.
Hình hiện trạng vết nứt
2. Vật liệu sử dụng bơm vào vết nứt giữa sàn và dầm:
Sử dụng keo epoxy tc 1400, tc E-500 (Hàn Quốc) để bơm vào vết nứt, keo epoxy này có độ nhớt thấp dễ dàng len vào vết nứt nhỏ và tạo liên kết chắc với bê tông, bịt kín vết nứt đồng thời gia cố bê tông, tạo thành khối đồng nhất.
Đang xử lý bơm keo vào vết nứt
3. Biện pháp xử lý chống nứt bê tông giữa sàn và dầm
B1.Chuẩn bị bề mặt:
- Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
- Thổi sạch các đường nứt bằng máy, cọ.
B2.Đánh dấu đường nứt:
- Đánh dấu vết nứt bê tông các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
- Đánh dấu các vị trí để khoan gắn kim bơm.
B3.Khoan và gắn kim bơm keo:
- Dùng máy khoan khoan vào vết nứt, khoảng cách các lỗ khoan từ 20 - 25 cm. Khoan xuyên cắt qua vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
- Dùng kim bơm 1 chiều đóng vào lỗ khoan sau đó siết chặt.
- Trám keo TC 1401 dọc theo vết nứt, mục đích để keo sẽ không chảy ra ngoài khi bơm.
Khoan tạo lỗ tại vị trí vết nứt
B4. Quá trình bơm keo:
- Trộn đều 2 thành phần theo đúng tỉ lệ, gắn máy bơm vào kim bơm.
- Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực, kiểm tra áp lực trong khi bơm.
- Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
- Trám lỗ khoan bằng vữa.
- Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
Sau khi hoàn thành xử lý vết nứt
Nếu bạn đang cũng đang gặp vấn đề này thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi thông qua Hotline: 0902 494 151 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.