Ăn mòn clorua trong bê tông cốt thép
Sự ăn mòn của cốt thép do các ion clorua từ muối hoặc nước biển ngưng tụ là nguyên nhân chính gây thiệt hại và phá hủy sớm kết cấu bê tông cốt thép (BTCT). Nồng độ clorua cao trong lớp bọc bê tông gây nên sự mất lớp thụ động của cốt thép. Các ion clorua ăn mòn các lớp thụ động, Clorua hoạt động như chất xúc tác để khi đủ nồng độ clorua ở bề mặt cốt thép nó sẽ phá vỡ lớp thụ động. Nó không làm tiêu hao gì trong quá trình này nhưng giúp đỡ để phá vỡ lớp ôxít trên thép và cho phép quá trình ăn mòn xảy ra nhanh chóng. Rõ ràng một vài ion clorua trong nước lỗ rỗng sẽ không phá hỏng lớp thụ động
Ăn mòn cấu kiện xây dựng nghiêm trọng thường xảy ra khi sự khô/ướt xảy ra theo chu kỳ, thường ở vùng nước bắn, thuỷ triều của kết cấu công trình.
Người ta nhận ra rằng chỉ có các ion clorua tự do ảnh hưởng đến quá trình ăn mòn thép, hàm lượng clorua tăng làm tăng tốc độ ăn mòn. Sự xâm nhập của clorua vào bê tông bắt đầu phá vỡ lớp thụ động do ăn mòn cục bộ và đó chính là một trong các quá trình quyết định nhất cho độ bền và tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép. Nước và clorua được vận chuyển nhanh chóng vào bê tông bởi sự hút mao dẫn.
Bên cạnh những ảnh hưởng của độ rỗng và sự phân bố kích thước lỗ rỗng, tốc độ và số lượng clorua xâm nhập có liên quan đến độ ẩm hiện hữu trong bê tông cũng như tính chất hóa học của xi măng đông cứng.