Dịch Vụ

Công ty Tân Phú Khánh được thành lập nhằm ứng dụng các phương pháp sửa chữa bảo trì công trình tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam, trợ giúp cho các chủ đầu tư, nhà thầu trong và ngoài nước xử lý những trở ngại, sự cố, khuyết...

Sản Phẩm

Chúng tôi chuyên cung cấp những sản phẩm, chống thấm, keo epoxy xử lý nứt bê tông, chống thấm ngược, sợi carbon và máy thiết bị thi công...

Chi tiết bài viết

KIỂM TRA CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

 

Công trình dù mới hay cũ luôn cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh các trường hợp không may xảy ra, đặc biệt là sự xuống cấp của kết cấu. Tuy nhiên, kiểm tra không phải chỉ là nhìn xem qua, cần có những quy tắc, quy trình riêng. bài viết bên dưới sẽ làm rõ về vấn đề này. 

 

1. Nguyên tắc chung

Kiểm tra là công việc được thực hiện đối với mọi công trình nhằm phát hiện kịp thời sự xuống cấp hoặc thay đổi công năng kết cấu.

Việc kiểm tra cần được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình.

 

2. Tay nghề và công cụ kiểm tra

Việc kiểm tra phải do đơn vị và các cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện. Thông thường chủ công trình có thể mời đơn vị và chuyên gia tư vấn đã thiết kế và giám sát chất lượng thực hiện công tác kiểm tra. Công cụ kiểm tra có thể là bằng trực quan (nhìn nghe), hoặc bằng những công cụ thông thường như thước mét, búa gõ, kính phóng đại… Khi cần có thể dùng các thiết bị như máy kinh vĩ, thiết bị thử nghiệm không phá hoại hoặc các thiết bị thử nghiệm trong phòng khác.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho mỗi loại hình kiểm tra.

 

3. Kiểm tra ban đầu

Kiểm tra ban đầu được thực hiện ngay sau khi công trình được thi công xong và bắt đầu đưa vào sử dụng. Đối với công trình sửa chữa và gia cường thì kiểm tra ban đầu được thực hiện ngay sau khi sửa chữa và gia cường xong.

Đối với những công trình đang tồn tại mà chưa có kiểm tra ban đầu thì bất kỳ lần kiểm tra đầu tiên nào cũng có thể coi là kiểm tra ban đầu.

Yêu cầu của kiểm tra ban đầu là thiết lập các số liệu đo đầu tiên của kết cấu, phát hiện kịp thời những sai sót ban đầu của kết cấu và khắc phục ngay để đưa kết cấu vào sử dụng. Thông qua kiểm tra ban đầu để suy đoán khả năng có thể xuống cấp công trình theo tuổi thọ thiết kế đã dự kiến.

Kiểm tra ban đầu do chủ đầu tư cùng với các đơn vị thiết kế, thi công và giám sát chất lượng thực hiện.

 

4. Kiểm tra thường xuyên

Kiểm tra thường xuyên được tiến hành nhằm theo dõi, giám sát kết cấu thường ngày sau kiểm tra ban đầu. Chủ công trình cần có lực lượng chuyên trách thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra thường xuyên.

Kiểm tra thường xuyên được thực hiện trên toàn bộ kết cấu ở những chỗ có thể quan sát được. Mục đích là để nắm được kịp thời tình trạng làm việc của kết cấu, những sự cố hư hỏng có thể xảy ra (đặc biệt là ở những vị trí xung yếu, quan trọng) để sớm có biện pháp khắc phục, tránh tình trạng để hư hỏng kéo dài dẫn đến ngày càng trầm trọng hơn.

 

Kiểm tra kết cấu

 

5. Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra định kỳ được tiến hành đối với mọi kết cấu bê tông cốt thép.

Kiểm tra định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu hư hỏng của kết cấu trong quá trình sử dụng mà việc kiểm tra ban đầu và kiểm tra thường xuyên khó nhận biết được. Từ đó có biện pháp xử lý sớm nhằm duy trì tuổi thọ công trình.

Chủ công trình cần cùng với người thiết kế xác định chu kỳ kiểm tra định kỳ trước khi đưa kết cấu vào sử dụng. Quy mô kiểm tra của mỗi kỳ sẽ tùy theo trạng thái cụ thể của kết cấu và điều kiện tài chính để quyết định.

 

6. Kiểm tra bất thường

Kiểm tra bất thường được tiến hành khi kết cấu có dấu hiệu hư hỏng do tác động đột ngột của các yếu tố như bão, lũ lụt, động đất, trượt lở đất, va chạm với tàu xe, cháy…

Yêu cầu của kiểm tra bất thường là nắm bắt được hiện trạng hư hỏng của kết cấu, và đưa ra kết luận về yêu cầu sửa chữa.

Chủ công trình có thể tự kiểm tra bất thường hoặc thuê một đơn vị hoặc chuyên gia có năng lực phù hợp để thực hiện.

 

7. Theo dõi

Hệ thống theo dõi cần được đặt cho những công trình quan trọng, có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị và an toàn sinh mạng đối với nhiều người

Chủ công trình và người thiết kế cần xác định mức yêu cầu trang bị hệ thống theo dõi, lựa chọn thiết bị, thiết kế lắp đặt và hướng dẫn thi công.

Trước khi đưa công trình vào hoạt động, cần phải vận hành thử hệ thống theo dõi để chứng tỏ rằng hệ thống đang hoạt động bình thường. Lần đo đầu tiên được tiến hành càng sớm càng tốt, có thể trước thời gian kiểm tra ban đầu.

Chủ công trình cần có lực lượng thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống, theo dõi và quản lý các số liệu đo.

 

Kiểm tra kết cấu

 

8. Yêu cầu đối với kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết được thực hiện sau khi qua các kiểm tra ban đầu, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường thấy là có yêu cầu cần phải kiểm tra kỹ kết cấu để đánh giá mức độ xuống cấp và đề ra giải pháp sửa chữa.

Chủ công trình có thể tự thực hiện hoặc thuê các đơn vị và cá nhân chuyên gia có năng lực phù hợp để thực hiện kiểm tra chi tiết.

 

Nếu phát hiện kết cấu công trình của mình đang có dấu hiệu xuống cấp, vậy hãy liên lạc ngay với chúng tôi thông qua hotline 0902 494 151 (Anh Duật). Chongthamphukhanh - đơn vị chuyên gia cố kết cấu bằng sợi carbon.

 

(Tham khảo từ: www.hethongphapluatvietnam.net)

Dự Án Nổi Bật
Tin Tức
NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG
Hiện tượng nứt bê tông là một hiện tượng khá phổ biết trong các công trình sau một thời gian sử dụng. Để xử lý nứt bê tông thì cần phải áp dụng đúng phương pháp tùy thuộc vào vết nứt. Tuy nhiên, khi xử lý vẫn có nguyên tắc cần chú ý.
Đối Tác
lên đầu trang

KIỂM TRA CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

Xử lý nứt bê tông và chống thấm ngược

chống thấm ngược và gia cố sợi cacbon

xử lý rỉ thép cầu cảng, chống thấm thủy điện

bơm vữa sika, sơn nền epoxy
Liên hệ ngay 24/7
Anh Duật Hotline:    0902 494 151